Giải pháp nhựa nội thất cho mọi nhà

Tận dụng trần nhà cao khi cải tạo công trình

3003 - 2021

Chiều cao trần của một không gian có ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cũng như lợi ích của ngôi nhà đối với con người. Nhìn chung, hầu hết các công trình đều có quy định về kích thước tối thiểu và được tính toán kỹ lưỡng về chiều cao trần nhà nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt trong môi trường.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay đã cho thấy chiều cao chính xác của trần nhà lại thường được xác định dựa vào các vật liệu tạo nên tòa nhà, cụ thể, đó có thể là chiều cao của các tấm trần, hoặc thậm chí làm tròn kích thước của các bậc cầu thang. Thông thường, với sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc đô thị, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm sau mưa, chính vì mục đích muốn tăng lợi nhuận, các chủ đầu tư hầu như có xu hướng thiết kế chiều cao trần với mức hạn chế tối thiểu để giảm chi phí xây dựng. Còn đối với những công trình cũ hơn, có thể nhận thấy trần nhà khá rộng rãi, điều này cho phép mức độ tự do thiết kế nhiều hơn. Vậy làm thế nào để các KTS có thể tận dụng tối đa những không gian này?

Đối với kiến trúc hiện đại, những cách tính kích thước của trần cao đang được xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. KTS Le Corbusier trong dự án United’Habitation đã sử dụng tỷ lệ do ông tính toán nghiên cứu (Modulor) để xác định chiều cao trần cho các căn hộ là 2m26. Tuy nhiên, chiều cao này không được tán đồng và đưa ra nhiều ý kiến tranh cãi ở nhiều nơi. Vào cuối những năm 1950, khi được mời phát triển cho dự án tương tự ở Đức, Le Corbusier đã đổi chiều cao trần thành 2m50.

Theo đánh giá chung, trần nhà cao sẽ khiến cho những ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ trở nên rộng rãi hơn. Chúng giúp cung cấp nhiều không gian để trang trí cũng như mở rộng đón ánh sáng và thông gió tự nhiên hơn. Tuy nhiên, không gian trở nên cao và thoáng hơn cũng đem đến cản trở trong việc sưởi ấm hoặc làm làm mát nhân tạo. Đồng thời, nếu một không gian trần nhà quá cao nhưng lại được thiết kế sơ sài có thể mang đến một không khí lạnh lẽo và trống trải. Có thể lấy thiết kế trần nhà cao của công trình văn phòng kiêm nhà ở của KTS người Tây Ban Nha Ricardo Bofill làm ví dụ điển hình cho việc làm thế nào để biến một không gian rộng lớn và thô ráp của một nhà máy xi măng cũ trở thành một nơi cực kỳ ấm cúng.

Và dưới đây là một số cách phổ biến để giúp các KTS có thể tận dụng tối đa trần nhà cao:

Tạo một cấp độ không gian mới

Đối với một trần nhà khá cao, có lẽ giải pháp phổ biến nhất chính là tạo thêm một mặt sàn mới để tận dụng không gian. Cụ thể, những chiếc gác xép, tầng lửng chính là đáp án chuẩn nhất. Các công trình nhà ở Paris thường sử dụng phương án này để bù đắp cho việc thiếu diện tích sàn và tăng thêm không gian cho giường ngủ cũng như nhiều nhu cầu khác. Các vật liệu thường được sử dụng là gỗ và thép nhẹ, chúng có thể kết nối với công trình ban đầu của tòa nhà hoặc cũng có thể tháo rời. Chẳng hạn như thiết kế không gian của nhà hàng Daria (Zooco Estudio), bên dưới gác lửng được kê thêm một số bàn ăn, cho thấy việc tận dụng không gian rộng rãi của trần giúp mở rộng diện tích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.

Tạo không gian lưu trữ mới

Kết cấu chiều cao của không gian lớn cũng đồng nghĩa với việc có thêm nhiều chỗ để lưu trữ hơn. 

Kệ ngang cũng có thể đảm nhiệm chức năng “cân bằng” không gian, mang lại sự bề thế cho những không gian có trần nhà quá cao. 

Không gian tách khỏi trần nhà

Thông thường các không gian trên cùng của một căn phòng có trần cao thường ít được sử dụng đến, vì vậy việc xây dựng các khối rời được nối liền từ mặt sàn thay vì nối từ trần xuống sẽ là một giải pháp cực hữu hiệu cho việc tận dụng không gian đối với những ngôi nhà có diện tích sàn chật chội. Để hình dung rõ hơn, hãy tham khảo một công trình tuyệt vời này ở Barcelona.

Có thể bạn quan tâm:

Chống ẩm và giảm mốc trong nhà vào ngày nồm

Những điều cơ bản về tủ kệ tivi mà bạn nên biết

Tủ bếp chữ I ECOPLAST

Tin Liên Quan

Hotline098 544 9396
091 129 1588