Giải pháp nhựa nội thất cho mọi nhà

CÁC BƯỚC TỔ CHỨC TỦ BẾP HIỆU QUẢ

1202 - 2021

Cuối năm là khoảng thời gian nhà nhà đều bận rộn với các công việc dọn dẹp. Đặc biệt là vệ sinh và tổ chức lại căn bếp trở thành một thử thách khi mà bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào. Dưới đây là các bước tổ chức và sắp xếp lại mọi thứ trong bếp sao cho thật gọn gàng giúp bạn luôn duy trì vẻ đẹp cũng như chất lượng của tủ bếp.

Dọn dẹp, vệ sinh tủ bếp


Dọn dẹp và vệ sinh tủ bếp là bước đầu tiên trong chu trình để có được căn bếp sạch sẽ và tươm tấp.
Trước khi thực hiện quy trình dọn dẹp tủ bếp, bạn cần có sự chuẩn bị tốt như sau: một thùng rác, hộp giấy hoặc giỏ lưu trữ để lấy tất cả vật dụng, đồ dùng ra từ tủ bếp. Các đồ dùng không sử dụng nữa bạn cần loại bỏ vào thùng rác và giữ lại những đồ cần dùng vào trong hộp. Lau chùi sạch sẽ từ các đồ dùng cho đến mọi ngỏ ngách của tủ bếp để loại bỏ bụi bẩn và các vết bẩn lâu ngày, lau lại bằng khăn khô để giữ cho tủ bếp luôn khô ráo và sạch sẽ.

Phân loại các món đồ trong tủ bếp


Ngay sau khi đã hoàn thành công việc dọn dẹp và vệ sinh tủ bếp, bạn cần phân loại các món đồ dùng trong nhà bếp để quản lý và kiểm soát chúng sao cho phù hợp và khoa học nhất theo nhu cầu và thói quen sử dụng hằng ngày của bạn. Ưu tiên chức năng là quan trọng nhất đối với mỗi tủ bếp.

Hầu hết, chúng ta thường tách các loại thực phẩm, gia vị nấu ra riêng với các khu vực như dụng cụ nấu ăn và các thiêt bị điện khác, chia nhỏ theo từng mục riêng để sắp xếp và dễ quản lý. Với nhóm thực phẩm bạn có thể chia thành nguyên liệu làm bánh, bánh kẹo, các loại đồ khô, đồ hộp, đồ uống… Các dụng cụ nấu ăn cũng được chia nhỏ ra bao gồm nồi chảo, bộ dụng cụ ăn, thớt, tô và đĩa…

 

Sắp xếp và phân khu thành các nhóm riêng

Khu vực chén bát

Việc sắp xếp và phân khu các khu vực như chén bát đĩa, ly uống nước, ly trà trong mỗi khoan hộc riêng biệt vừa khoa học và đảm bảo sự thuận tiện trong việc tìm kiếm. Nên xếp chồng các loại chén, đĩa có cùng kích cỡ với nhau từ lớn đến nhỏ.
 

Khu vực chai lọ gia vị

Giành hẳn một góc riêng cho tất cả các chai lọ gia vị, những gia vị bạn thường xuyên sử dụng nên được ưu tiên đặt phía dưới cùng của tủ để tiện sử dụng.
 

Khu vực dao, kéo, muỗng, đũa…

Bạn muốn quản lý và kiểm soát mọi thứ thật tốt ngay cả các món đồ nhỏ nhất chắc chắn không thể thiếu bộ phụ kiện khay chia với thiết kế phân chia các ô chứa riêng biệt cho phép bạn sắp xếp dao, muỗng, đũa và các vật dụng khác thật ngăn nắp. Mọi thứ đều nằm gọn trong tầm mắt.

Thông thường, ngăn kéo khay chia sẽ được bố trí ngay phía dưới bếp nấu, điều này giúp hong khô các vật dụng dễ dàng, tránh được các vấn đề về ẩm mốc.


Khu vực xoong nồi

Sắp xếp xoong nồi, nắp vung vào chung trong một ngăn kéo, nếu sử dụng thọa kéo bạn nên tích hợp thêm phụ kiện thanh chia để giúp tổ chức tốt các vật dụng bên trong.
 

Các vật dụng nên lưu trữ cho tủ bếp trên

 

  • Chén đĩa và các loại ly: Lưu trữ vật dụng như ly, chén, đĩa ở tủ bếp trên sẽ thuận tiện cho quá trình cất và lấy, giúp hạn chế khom người khi tất cả đều đặt ở tủ trên. Đây cũng là những vật dùng thường xuyên sử dụng hằng ngày, vì vậy đặt chúng ở tủ trên cao sẽ thông thoáng và nhanh khô hơn.
  • Hộp chứa đồ ăn: Các loại hộp thủy tinh hoặc nhựa cũng nên được đặt trong tủ trên cao vì dễ bảo quản và tìm kiếm đồng thời kích thước và tải trọng của các món đồ này lại lại nhỏ gọn phù hợp với tủ trên cao. Chỉ nên đặt những vật dụng có tải trọng vừa phải nếu bạn không muốn tủ bếp có nguy cơ xuống cấp nhanh chóng.
  • Thực phẩm khô và nguyên liệu chế biến: Các nguyên liệu, thực phẩm khô là thành phần không thể thiếu trong khi chế biến và nấu nướng, đặt chúng ở tủ bếp trên sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng và hỗ trợ thuận tiện cho quá trinh làm bếp.

 

Các vật dụng nên lưu trữ cho tủ bếp dưới
 

  • Xoong, nồi, chảo: thường được lưu trữ ngay tủ phía dưới khu vực bếp nấu, đây là khu vực làm việc chính giúp bạn dễ dàng tiếp cận trong quá trình chuẩn bị và nấu nướng. Hãy xếp chồng các bộ xoong nồi với nhau theo kích cỡ từ lớn đến nhỏ, có thể thêm các phụ kiện giá đựng phụ kiện nắp nồi, khay và thớt theo chiều dọc sẽ rất hữu ích trong việc tiết kiệm tối đa diện tích.
  • Các thiết bị gia dụng: cất chúng trong các tủ bếp dưới gần khu chuẩn bị thực phẩm để dễ dàng tìm kiếm và hỗ trợ công việc thuận lợi.
  • Rổ giá, cối giả và thớt: Cất những vật dụng này ở tủ bếp dưới trên các phụ kiện giá phơi đồ để bảo quản chúng thật tốt. Chúng thích hợp gần với khu vực chậu rửa để thuận tiện trong công việc chuẩn bị.
  • Dụng cụ và các chất tẩy rửa: Nên lưu trữ các dụng cụ làm sạch ở tủ phía dưới chậu rửa hoặc cách tốt nhất bạn có thể tích hợp bộ phụ kiện cho tủ dưới chậu rửa phân chia sắp xếp hiệu quả và phòng trường hợp bị rò rỉ hoặc đổ. Ngoài ra, không lưu trữ các dụng cụ làm sạch ở tủ trên hoặc các kệ có chứa thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm:

Nỗi ám ảnh lau chùi bàn ghế trạm khắc ngày Tết

Bố cục trong thiết kế nội thất

Trang trí gầm cầu thang đẹp

Tin Liên Quan

Hotline098 544 9396
091 129 1588